Thanh Hóa nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, mang theo những câu chuyện ý nghĩa về khát vọng trong cuộc sống của người dân thời xưa. Một trong số đó là Hòn trống mái Thanh Hóa đã tồn tại từ rất lâu đời, bất chấp dòng chảy của thời gian hay mưa nắng. Hãy cùng đi thăm quan danh thắng này nhé!

hòn trống mái Hòn trống mái Thanh Hóa ở đâu ?

Là một danh thắng thuộc cụm di tích lịch sử văn hóa của núi Trường Lệ, Hòn trống mái Thanh Hóa thuộc địa phận thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 

Được tự nhiên tạo hóa, Hòn trống mái hiện lên với sự xếp đặt từ ba khối đá, một hòn có đầu nhọn nằm chồng lên trên trông giống hình dáng con gà trống, hòn đối diện nhỏ hơn, có dáng tựa con gà mái.

Sầm SơnĐiều đặc biệt là các khối đá có hình dáng đẹp thơ mộng, sừng sững với thiên nhiên mà không thay đổi nhiều qua thời gian.

Hình ảnh Hòn trống mái gắn liền với câu chuyện truyền thuyết về một tình yêu chung thủy của cặp vợ chồng đã chết trong sau một trận nước biển dâng cao.

hòn trống mái qua nhiều năm

Cũng vì thế mà nơi đây thường được lựa chọn và điểm dừng chân check – in của nhiều du khách, cũng là nơi để khu du lịch Sầm Sơn tổ chức Lễ Hội tình yêu vào hằng năm.

Với những giá trị lịch sử và ý nghĩa nhân văn sâu sắc, Hòn Trống Mái đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích, danh thắng cấp quốc gia vào năm 1962.

lễ hội tình yêuCâu chuyện về Hòn trống mái trong truyền thuyết 

Có nhiều câu chuyện gắn liền với hình ảnh Hòn trống mái, song câu chuyện được mọi người tương truyền nhiều nhất tại vùng đất Sầm Sơn – Thanh Hóa đó là câu chuyện về tình yêu và khát vọng sống của một cặp vợ chồng mà songdaiduong.com kể lại như dưới đây.

Tương truyền rằng, ở vùng đất ven biển bình yên Sầm Sơn xưa, có một cặp vợ chồng nghèo vẫn sinh sống bằng nghề chài lưới và có cuộc sống hạnh phúc, êm đềm bên nhau. 

Cuộc sống cứ thể trôi, cho đến một ngày bão tố khiến nước biển dâng cao và nhấm chìm toàn làng quê. Cặp vợ chồng may mắn đã bám được vào cây gạo trên núi và thoát chết.

Nước rút đi, cặp vợ chồng còn sống nhưng hình ảnh xung quanh họ chỉ là những vùng đầm lầy chua mặn, không thể đánh bắt tôm cá, làng quê thì hoang tàn vắng vẻ, dường như không còn gì để ăn qua ngày. 

Một hôm, người chồng thấy con chim diều hâu lượn vòng trên núi và nghĩ rằng trên đó có thứ gì đó có thể ăn được. Chàng bèn gắng gượng leo lên đỉnh núi với hi vọng tìm thấy thức ăn để vợ chồng cầm cự qua cơn đói.

Người vợ ở lại chờ chồng, nhưng ngóng đợi mãi không thấy chàng quay về, linh tính mách bảo chuyện chẳng lành, nàng đã lê bước lần theo dấu chân đi tìm chồng.

Đến chân núi ngửa cổ lên chị thấy một đàn quạ đen đang chao lượn và chị đau đớn rã rời khi nghĩ tới kết cục đau thương phía trước.

Người đàn bà bất hạnh dốc hết sức tàn, cố bấu víu vào đá, vào cỏ để bò lên đỉnh núi mong được gặp chồng mình lần cuối. Tuy nhiên, khi lên đỉnh núi chị thấy chồng mình đã chết tự lúc nào. Thương xót vô hạn, người vợ gục xuống bên xác chồng trút hơi thở cuối cùng.

Sự gắn bó thủy chung và kết cục đau thương của đôi vợ chồng nghèo đã cảm động tới thần tiên. Họ hóa phép cho đôi vợ chồng thành đôi chim để được ngày ngày quấn quýt bên nhau.

Đến kỳ hạn, vợ chồng đôi chim ấy phải theo bầy tiên bay về trời. Do gắn bó tha thiết với xóm làng, từ trên cao nhìn ngắm làng mạc, núi non, biển cả, đôi chim không nỡ rời xa nên đã xin thần tiên cho họ được ở lại.

Thần tiên chiều theo mong ước của đôi vợ chồng. Nhưng để được ở lại họ đã phải đánh đổi: đôi vợ chồng chim ấy đã hóa đá. Họ phải hóa kiếp lần thứ hai và lần này họ đã được hoá thành hòn Trống – Mái, trường tồn vĩnh hằng với thời gian, mặc cho bão táp phong ba.”

hòn trống mái Câu chuyện được truyền miệng không biết là có thật hay không, tuy nhiên sự trường tồn bền bỉ của Hòn trống mái ở đời thực cho đến hiện nay cũng đã có thể nói nên được niềm khát khao một cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc cùng với một mối tình thủy chung của người xưa. Từ đó, dạy chúng ta bài học về sự trân trọng cuộc sống đầy đủ của hiện tại.

Khi nào rảnh, hãy về ghé thăm Hòn trống mái Thanh Hóa một lần bạn nhé!

  • Xem thêm: Bạn có thể liên hệ đến Sóng Đại Dương nếu muốn có một chuyến du lịch tại FLC Sầm Sơn Beach&Resort, đây là cơ hội để bạn thăm quan Sầm Sơn và nghỉ dưỡng với những tiện ích đẳng cấp với giá thành rẻ nhất: 0901.243.789  – 0961 248 789 – 0237 2822 888