Chùa Cô Tiên được mệnh danh là nơi linh thiêng bậc nhất tại vùng đất ven biển Sầm Sơn. Nơi đây không những đẹp với vẻ cổ kính ngàn năm mà còn ẩn chứa những câu chuyện truyền thuyết vô cùng ly kỳ và hấp dẫn. Nếu bạn có ý định ghé thăm ngôi chùa này thì đừng quên lưu lại cho mình những điều nên và không nên như dưới đây nhé!

chùa cô tiên Thanh HóaNhững điều nên làm khi đi Chùa Cô Tiên 

1. Có cách hành lễ đúng 

Bước 1: Đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ ở chính điện trước

Bước 2: Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ.

Bước 3: Cuối cùng thì bạn đi lễ ở nhà Hậu của Chùa Cô Tiên.

Bước 4: Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.

hành lễCác bạn có thể hỏi các vị sư để có cách hành lễ chi tiết và đúng nhất, không nên tùy đặt.

2. Biết cách xưng hô phù hợp

Đi chùa bạn cần lưu ý cách nói chuyện, với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy,… và xưng mình là con. Nếu nhà sư đó là thầy hướng dẫn mình tu tập thì xưng hô là thầy. Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen để thể hiện sự thành kính.

sư thầy3. Nên lựa chọn trang phục kín đáo

Theo quan niệm của đạo Phật thì ở nơi thờ tự linh thiêng, sự giản dị, tôn nghiêm luôn được đưa lên hàng đầu. Vì thế, khi đến cửa Phật bạn nên chọn trang phục có màu sắc nhã nhặn và kín đáo. Không mặc váy ngắn, áo cộc, váy xẻ, trang phục cut-out…

Đối với phật tử thì nên mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa. Nếu có thể, bạn hãy chọn những trang phục có cùng tông màu với loại áo tràng các phật tử thường mặc đi lễ chùa là màu nâu và lam.

trang phục đi chùa4. Sắm sửa lễ vật chay

Nếu bạn muốn sắm sửa lễ vật đến thắp hương tại Chùa Cô Tiên thì nên sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè…và không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa.

Bên cạnh đó, không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức.

lễ vật chayĐi Chùa Cô Tiên cần kiêng những điều gì ?

1. Không chạm, sờ vào tượng Phật

Nhiều người vẫn có những quan niệm hết sức sai lầm rằng sờ mó, xoa tiền hay chạm vào tượng Phật sẽ được nhiều lợi lộc, sức khỏe. Không hề có chuyện như vậy, những hành vi bất kính như vậy chỉ làm nhiễu loạn không khí thanh tịnh, linh thiêng vốn có nơi cửa Phật.

2. Không nên đi cửa chính vào chùa

Khi bước vào nhà chính của chùa là nên bước vào từ cửa bên, không bước vào cửa chính giữa của Chùa Cô Tiên, tốt nhất là bạn nên đi vào cửa Giả quan ( bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái), đồng thời không dẫm lên bậu cửa, phải bước qua bậu cửa, nếu không sẽ phạm tội bất kính.

Cổng chính vào chùa còn gọi là cổng Tam quan, theo quan niệm xưa cửa giữa chỉ dành cho đức Phật, Ngọc đế, Quốc vương. Nếu để ý bạn sẽ thấy nhiều chùa không mở cửa chính.

Không nên đi cửa chính vào Chùa Cô Tiên

3. Không dùng miệng thổi tắt hương/nến

Đây là thói quen của không ít người khi đến Chùa nói chung và Chùa Cô Tiên nói riêng. Tuy nhiên, chúng ta tuyệt đối tránh việc châm hương sau đó thổi tắt bằng miệng thể hiện sự bất kính, thay vào đó hãy nhẹ nhàng dùng tay phẩy nhẹ.

4. Không đi giày dép vào Phật đường, Tam Bảo

Ở hầu hết các chùa ở Việt Nam đều hướng dẫn người đến lễ đặt dép, giày ở ngoài vì chùa chiền là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp.

không đi giày dép vào Chùa Cô Tiên

5. Không đi cắt ngang mặt những người đang quỳ lạy

Khi bước đi hoặc lên dâng hương, bạn lưu ý không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy. Đồng thời, muốn làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương.

6. Không tùy tiện nhét tiền công đức

Bạn cần tránh việc nhét tiền công đức tùy tiện, ví như nhét và các tượng phật càng là điều cấm kị. Trong chùa luôn có nơi đựng tiền công đức rõ ràng và dễ nhìn. Nếu muốn góp tiền giọt dầu, công đức cho tăng chúng, đệ tử của Phật, hãy đặt vào các vị trí được chỉ dẫn đó.

hòm công đức 7. Không tự ý chụp ảnh/quay phim tượng Phật

Chụp ảnh là điều kiêng kỵ khi đi lễ chùa bởi chùa vốn là nơi thờ Phật, chốn linh thiêng. Đặc biệt là chụp những bức ảnh tạo dáng không lịch sự, trang nghiêm.

8. Không gây ồn ào

Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong Phật đường. Không tùy tiện hắt hơi, sổ mũi, khạc nhổ,…

Không được tùy ý làm ồn hoặc nói những lời bất kính đối với Phật, Thánh, cũng không được có thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật.

đi chùa tĩnh lặng

Trên đây là toàn bộ những điều nên và không nên mà bạn cần lưu ý khi đến với Chùa Cô Tiên. Hi vọng với những thông tin này có thể giúp bạn có kinh nghiệm tốt nhất khi ghé thăm hoặc đi lễ tại ngôi chùa linh thiêng này nhé!

Ngoài ra, nếu bạn muốn ghé thăm FLC Sầm Sơn Beach & Resort gần Chùa Cô Tiên thì hãy liên hệ đến Sóng Đại Dương để được tư vấn và hỗ trợ:

Chúc các bạn có chuyến đi vui vẻ và đừng quên đón đọc những bài viết của  Blog để tham khảo thêm những bài viết bổ ích về du lịch nhé!

Hotline: 0917 105 789 – 0237 2822 888

Hoặc inbox fanpageFanpage Sóng Đại Dương Travel

>>> Xem Thêm: